Nhiều doanh nghiệp đang có nhu cầu thực hiện quảng cáo ngoài trời để tăng lượt tiếp cận cho thương hiệu. Tuy nhiên để thực hiện quảng cáo ngoài trời không chỉ là thiết kế và thi công là xong, mà trước đó, việc gần như phải làm trước tiên là xin giấy phép quảng cáo ngoài trời. Một vài doanh nghiệp khi tìm đến Unique đều thắc mắc rằng thủ tục xin giấy phép theo đúng trình tự và quy định của pháp luật thì khó hay dễ.
Để hoàn thành thủ tục xin giấy phép quảng cáo ngoài trời doanh nghiệp cần chuẩn bị và tìm hiểu về những nội dung cơ bản như sau:
Mục lục bài viết
- 1. Những hình thức cần phải xin giấy phép quảng cáo ngoài trời
- 2. Những điều kiện phải hoàn thành để được hoạt động quảng cáo ngoài trời
- 3. Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo ngoài trời
- 4. Quy trình xin giấy phép quảng cáo ngoài trời
- 5. Một số quy định doanh nghiệp cần lưu ý khi xin giấy phép quảng cáo ngoài trời
1. Những hình thức cần phải xin giấy phép quảng cáo ngoài trời
Theo luật Quảng cáo 16/2012/QH13 của Quốc hội ban hành, tại Điều 17. Phương tiện quảng cáo, thì quảng cáo ngoài trời sẽ thể hiện thông qua hai dạng:
- Bảng biển quảng cáo ngoài trời: Pano, Billboard, băng rôn, banner, biển hiệu, biển hộp đèn, màn hình điện tử, màn hình LED, LCD chuyên quảng cáo…
- Dán thiết kế quảng cáo trên phương tiện giao thông như taxi, ô tô, xe buýt, xe máy, xe đạp…
Theo luật Quảng cáo thì đối với hình thức bảng biển quảng cáo ngoài trời được quản lý chặt chẽ và có quy hoạch chính thức của các cơ quan chức năng, và phải xin giấy phép quảng cáo ngoài trời trước khi thực hiện. Việc biển bảng quảng cáo đặt tại các vị trí có mật độ giao thông đông đúc, ngã tư, cầu vượt, trục đường chính nhiều người qua lại, sẽ ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị cũng như phải đảm bảo độ an toàn kỹ thuật, nên Nhà nước đang làm chặt trong việc cấp phép với loại hình quảng cáo này.
Còn đối loại hình quảng cáo trên phương tiện giao thông thì không cần phải xin giấy phép quảng cáo ngoài trời. Nhưng phải tuân thủ theo Điều 32. Quảng cáo trên phương tiện giao thông: không dán quảng cáo trên mặt trước, mặt sau, trên nóc của xe buýt, taxi. Và không được chiếm trên 50% diện tích mặt được dán của xe.
2. Những điều kiện phải hoàn thành để được hoạt động quảng cáo ngoài trời
Quảng cáo ngoài trời của doanh nghiệp phải được Ủy ban nhân dân thành phố hoặc tỉnh phê duyệt quy hoạch.
Mẫu thiết kế quảng cáo ngoài trời của bạn phải đáp ứng yêu cầu về mỹ quan đô thị, đảm bảo yếu tố thẩm mỹ cho đường phố, không được sử dụng những hình ảnh gây phản cảm, đi ngược thuần phong mỹ tục.
Việc đặt bảng quảng cáo ngoài trời phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về an toàn giao thông, quy hoạch đô thị, cảnh quan môi trường.
Trang thiết bị của quảng cáo ngoài trời phải đáp ứng được yếu tố an toàn kỹ thuật với người đi đường.
Có địa điểm kinh doanh dịch vụ, hàng hóa, sản phẩm và phương tiện thông tin liên lạc.
3. Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo ngoài trời
– Đơn xin cấp phép quảng cáo ngoài trời, thường là có sẵn theo mẫu, doanh nghiệp điền đầy đủ thông tin vào.
– Bản sao công chứng hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ quảng cáo (đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo) hoặc bản sao công chứng hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề, hàng hóa (đối với doanh nghiệp, cá nhân tự quảng cáo).
– Bản sao công chứng hợp lệ giấy đăng ký chất lượng hàng hóa hoặc các giấy tờ liên quan, tương tự về chất lượng đối với nhãn hàng mà pháp luật quy định quảng cáo phải đăng ký chất lượng.
– Mẫu thiết kế sản phẩm, ấn phẩm quảng cáo biển bảng quảng cáo sẽ thực hiện, thể hiện rõ ràng về màu sắc, kích thước thực và có dấu xác nhận của đơn vị đứng tên đề nghị cấp phép.
– Bảo sao công chứng Hợp đồng thuê địa điểm quảng cáo giữa đơn vị xin giấy phép với đơn vị sở hữu địa điểm, phương tiện mà bảng biển quảng cáo ngoài trời sẽ đặt tại đây.
– Bảo sao công chứng Hợp đồng quảng cáo giữa công ty dịch vụ quảng cáo và công ty muốn quảng cáo sản phẩm, dịch vụ (đối với công ty quảng cáo muốn xin giấy phép).
– Văn bản thẩm định của cơ quan, đoàn thể có thẩm quyền về việc xây dựng bảng, biển quảng cáo, màn hình, băng rôn treo, dán, dựng, đặt ngoài trời mà pháp luật quy định về xây dựng cũng như thẩm định về kết cấu.
– Văn bản có giá trị pháp lý đối với quảng cáo khuyến mãi nhằm xác nhận nội dung khuyến mãi của cơ quan nhà nước về thương mại.
4. Quy trình xin giấy phép quảng cáo ngoài trời
Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị giấy tờ đầy đủ để hoàn thiện hồ sơ xin giấy phép quảng cáo ngoài trời. Đem nộp hồ sơ này tại đơn vị tiếp nhận hồ sơ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Bước 2: Nếu như hồ sơ của doanh nghiệp chưa hợp lệ (thiếu giấy tờ, giấy tờ công chứng không đúng quy định) thì cần hoàn thiện ngay và nộp lại cho Sở.
Bước 3: Doanh nghiệp nhận phiếu hẹn thời gian trả lời cụ thể của cán bộ tiếp nhận hồ sơ (đối với những hồ sơ hợp lệ đã được kiểm tra bởi cán bộ tiếp nhận)
Thời gian làm việc là mười ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ xin giấy phép quảng cáo ngoài trời hợp lệ của doanh nghiệp, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm xem xét, giải quyết yêu cầu cấp phép của các doanh nghiệp. Nếu như không thể cấp giấy phép để thực hiện quảng cáo ngoài trời thì cần có phản hồi bằng văn bản cụ thể và nêu rõ lý do vì sao không phê duyệt và chấp nhận giấy phép.
5. Một số quy định doanh nghiệp cần lưu ý khi xin giấy phép quảng cáo ngoài trời
Nếu hồ sơ xin giấy phép quảng cáo ngoài trời của doanh nghiệp được phê duyệt, trong 30 ngày, doanh nghiệp cần bắt tay thực hiện quảng cáo luôn. Sau 30 ngày kể từ ngày giấy phép có hiệu lực, nếu bạn không thực hiện chiến dịch quảng cáo ngoài trời thì giấy phép này sẽ không còn hiệu lực. Doanh nghiệp cần lên kế hoạch rõ ràng cho chiến dịch quảng cáo, đề ra thời gian thực hiện cụ thể để khi xin cấp phép xong là thực hiện luôn, tránh việc giấy phép mất hiệu lực.
Đối với hình thức quảng cáo trên bảng biển khổ lớn, màn hình, băng rôn, vật phát quang, vật thể trên không, dưới nước, vật thể di động và các một vài hình thức tương tự treo, đặt, dán, dựng ở ngoài trời hoặc tại điểm công cộng được quy định như sau :
- Vị trí đặt quảng cáo của bạn có thể đặt theo hướng phía trước, cách hai trăm mét, nhìn vuông góc chính giữa với các quảng cáo ngoài trời có trước và còn thời hạn.
- Không được đặt trong hành lang an toàn giao thông, đê điều, lưới điện quốc gia, không được che khuất biển báo, đèn tín hiệu giao thông, bảng chỉ dẫn công cộng.
- Tại các khu vực nội đô, những nơi có mật độ giao thông lớn, phố xá đông đúc, quảng cáo ngoài trời của bạn hạn chế việc có diện tích quá lớn, không phù hợp với quy hoạch đô thị, gây ảnh hưởng đến an toàn xã hội, mỹ quan và cảnh quan đô thị.
Thông qua bài viết trên, Unique hi vọng bạn đã có một số hiểu biết về vấn đề xin giấy phép quảng cáo ngoài trời. Vậy thì việc xin giấy phép quảng cáo khó hay dễ? Sẽ khó đối với những doanh nghiệp tự thực hiện chiến dịch quảng cáo ngoài trời và tự xin giấy phép, đặc biệt với những doanh nghiệp lần đầu tiên xin cấp phép, việc chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cho hồ sơ đã khá rắc rối và mất nhiều thời gian. Thật tệ nếu như hồ sơ không hợp lệ và phải trả, nộp lại nhiều lần.
Nếu doanh nghiệp của bạn lần đầu thực hiện chiến dịch quảng cáo ngoài trời, hoặc muốn tiết kiệm thời gian cho chiến dịch, hãy liên hệ với Unique Outdoor Agency, chúng tôi sẽ giúp bạn thực thi chiến dịch quảng cáo ngoài trời nhanh chóng, hiệu quả.
Liên hệ với Unique Outdoor Agency để được chúng tôi tư vấn và giải đáp các thắc mắc của bạn.